Những điều biết trước khi lập công ty

Những điều biết trước khi lập công ty

Thấu hiểu được điều đó chúng tôi mạn phép hướng dẫn quý khách hàng vạch ra những giấy tờ, thông tin, những kiến thức… cần chuẩn bị trước khi chính thức đăng ký thành lập công ty.

>>>> Chi tiết: thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp

A. CÁC YẾU TỐ CẦN ĐƯỢC XÁC ĐỊNH TRƯỚC KHI THÀNH LẬP

 

1. Loại hình doanh nghiệp: Hiện tại Việt Nam có 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất cho nên quý doanh nghiệp cũng dễ dàng lựa chọn được loại hình phù hợp:

– Doanh nghiệp tư nhân: 1 cá nhân làm chủ

– Công ty TNHH một thành viên: 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật)

– Công ty TNHH hai thành viên trở lên: 2 cá nhân/ tổ chức – không quá 50 cá nhân/ tổ chức (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật)

– Công ty cổ phần: 3 cá nhân hoặc tổ chức trở lên (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật)

Bạn có thể tham khảo kỹ hơn trong bài viết: so sánh các loại hình doanh nghiệp

 

2. Đặt tên doanh nghiệp 

 

Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng.

Tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

Không đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.

Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp….trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

Đăng ký thành lập doanh nghiệp 

Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.

Quý khách có thể tham khảo bài viết chi tiết hơn của chúng tôi tại: quy định đặt tên công ty

 

3.  Địa chỉ trụ sở công ty

 

Căn cứ Điều 35 Luật Doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh.

Quý khách có thể tham khảo them tại: quy định về việc đặt trụ sở chính

 

4. Ngành nghề kinh doanh

 

Ngành nghề là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong mọi hoạt động kinh doanh, nó chi phối rất nhiều yếu tố khác. Bạn nên chuẩn bị kỹ tất cả những ngành nghề kinh doanh dự định hoạt động và những ngành nghề liên quan và trong tương lai không xa có thê hoạt động. Vui lòng tham khảo:

Danh mục ngành nghề kinh doanh có mã ngành

Danh mục ngành nghề kinh doanh yêu cầu chứng chỉ hành nghề

Danh mục ngành yêu câu vốn pháp định

Danh sách ngành nghề quy hoạch tại TPHCM

Quý khách có thể tham khảo chi tiết hơn tại: Quy định về ngành nghề kinh doanh

5. Vốn điều lệ

“là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp vốn và được ghi vào Điều lệ công ty”

Không có quy định số vốn tối thiểu (ngoại trừ những ngành nghê yêu cầu có vốn pháp định) hoặc tối đa. Số vốn này do doanh nghiệp tự đăng ký và không cần phải chứng minh bằng tiền mặt, tài khoản hay bất cứ hình thức nào khác.

Tham khảo chi tiết hơn tại: Quy định chung về vốn điều lệ

 

6. Xác định thành viên/ cổ đông góp vốn

 

Các thành viên/ cổ đông góp vốn là những người có thể quyết định sự tồn tại, phát triển hoặc giải thể doanh nghiệp. Hợp tác được những thành viên/ cổ đông đồng lòng, đồng quan điểm, lý tưởng sẽ là một trong những điều quyết định cho việc thành công của công ty và ngược lại. Hãy suy nghĩ, cân nhắc thật kỹ trước khi hợp tác với cá nhân/ tổ chức để cùng thành lập công ty

Tham khảo them tại: Quy định về thành viên góp vốn và Quy định về cổ đông sáng lập

 

7. Người đại diện theo pháp luật

 

Là người chịu trách nhiệm chính trong mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là người đại diện cho doanh nghiệp làm việc, ký kết giấy tờ, thủ tục với cơ quan nhà nước, với các cá nhân hoặc tổ chức khác.

–         Chức danh người đại diện là Giám Đốc (Tổng giám đốc) hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên/ quản trị.

–         Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải thường trú tại Việt nam; trường hợp vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định tại Điều lệ doanh nghiệp để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

–         Người đại diện của doanh nghiệp là người nước ngoài (bao gồm cả kiều bào) phải thường trú tại Việt Nam đồng nghĩa với việc phải có thẻ thường trú tại Việt Nam

 cho doanh nghiệp: 2 ngày làm việc.

 

>>>>  Dịch vụ làm báo cáo tài chính cuối năm

>>>> Dịch vụ thành lập doanh nghiệp giá rẻ

0909.016.286