Hòa vốn – thời điểm quan trọng của doanh nghiệp

Hòa vốn - thời điểm quan trọng của doanh nghiệp

Hiện nay, các doanh nghiệp, công ty mọc lên ngày càng nhiều nhưng không nhiều những công ty thực sự phát triển và để hòa vốn cũng không phải dễ dàng.

 

Khi thành lập công ty, các doanh nghiệp nhỏ gần như không có kế hoạch rõ rang, tính toán cho mình một cách bài bản, ma chỉ dựa vào kinh nghiệm hoặc là cảm giác. Nó phản ánh việc các công ty, doanh nghiệp được hình thành từ kiểu quản lý gia đình mà các chủ doanh nghiệp lại chưa bổ sung thêm kiến thức quản lý.

Hòa vốn - thời điểm quan trọng của doanh nghiệp

Điểm hoà vốn là một trong những khái niệm quan trọng và cơ bản trong công việc kinh doanh. Điểm hoà vốn được định nghĩa là doanh số bán hàng cần thiết để lợi nhuận bằng 0, hoặc “điểm bằng nhau”. Nói cách khác, điểm hoà vốn là khi doanh thu bằng với chi phí.

Khi kinh tế thịnh vượng hàng loạt doanh nghiệp nhỏ ào ạt được thành lập, đến khi nền kinh tế có vấn đề là số doanh nghiệp này lại “đua nhau” giải thể. Là vì là tay ngang bước vào điều hành doanh nghiệp nên ít chủ doanh nghiệp nhỏ nào nắm vững lý thuyết cơ bản này. Các chủ doanh nghiệp không thể xác định phân bổ được chu kỳ vốn đầu tư. Không ít chủ doanh nghiệp khi thấy làm ăn tốt thì liên tục mở rộng đầu tư đến mức mất kiểm soát nguồn vốn, đến khi kinh tế khó khăn ngay lập tức những chủ doanh nghiệp này phải xoay như chong chóng chỉ đi kiếm tiền trả lãi vay. Có những chủ doanh nghiệp còn bạo gan vay vốn ngắn hạn để đầu tư các công trình dài hạn và kết quả là đổ vỡ.

Vậy điểm hòa vốn được xác định như thế nào?

BEP = TFC / (SUP – VCUP)

BEP là điểm hoà vốn (số lượng sản phẩm)

TFC là tổng chi phí cố định

VCUP là chi phí biến đổi bình quân

SUP là lợi nhuận của mỗi sản phẩm

Chi phí cố định là những chi phí không biến đổi khi sản phẩm hoặc sản lượng thay đổi, ví dụ tiền thuê nhà, lương, và tiền điện thoại. Những chi phí này sẽ không thay đổi cho dù bạn sản xuất được sản phẩm.

Chi phí biến đổi là những chi phí sẽ biến đổi dựa trên lượng sản phẩm sản xuất được, ví dụ nguyên vật liệu. Số lượng sản phẩm tăng, sẽ sử dụng thêm nhiều nguyên vật liệu.

Kết quả của công thức này sẽ cho bạn biết bạn cần đạt được doanh thu bao nhiêu để đạt được điểm cân bằng. Doanh thu lớn hơn con số này có nghĩa là đã đem lại lợi nhuận cho công ty. Nếu bạn lấy số này chia cho giá bán của một sản phẩm, có thể biết được cần phải bán được bao nhiêu sản phẩm để đạt được điểm cân bằng.

Phân tích điểm hoà vốn cần phải được thực hiện đối với tất cả các nguồn doanh thu. Nếu công ty bạn nhiều loại sản phẩm khác nhau, cần phải tính điểm hoà vốn cho từng loại sản phẩm. Điều này cho phép những người quản lý xác định được sản phẩm nào bán được và sản phẩm nào cần phải cải thiện, từ đó có hướng đầu tư cho hợp lý.

Nếu việc bán một sản phẩm nào đó không tốt – không đạt được điểm cân bằng – cần phải thay đổi. Có thể bao gồm nâng giá, giảm chi phí, hoặc có thể không sản xuất sản phẩm đó nữa. Mặc khác, nếu một sản phẩm nào đó bán được, có thể tập trung vào để tăng thêm lợi nhuận.

Xem thêm: Những điều mà chủ doanh nghiệp cần phải biết trước khi thành lập Công ty

Con đường nào để doanh nghiệp phát triển “đột phá”?

0909.016.286