Hiệp định kinh tế Thái Bình dương cho Việt Nam những khó khăn gì?

Hiệp định kinh tế Thái Bình dương cho Việt Nam những khó khăn gì?

Hiệp định kinh tế Thái Bình dương cho Việt Nam những khó khăn gì?

Khi tham gia hiệp hội Kinh tế Thái Bình dương vào năm 2005, cho đến nay đã có 12 nước tham gia hiệp hội này. Ngoài mong muốn phát triển nền kinh tế của các nước thành viên bao gồm mở rộng thị trường, tự do hóa các lĩnh vực như thương mại, dịch vụ, mở cửa thị trường hàng hóa;  hiệp định kinh tế Thái bình dương (TPP) còn mong muốn  các cam kết giữa các nước thành viên được thực hiện sâu hơn và mở rộng hơn; không chỉ là các vấn đề trên mà còn liên quan đến các vấn đề khác như môi trường, lao động, các thành phần tham gia kinh tế,…

Tìm hiểu thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói

 Ngoài mong muốn phát triển nền kinh tế của các nước thành viên bao gồm mở rộng thị trường, tự do hóa các lĩnh vực như thương mại, dịch vụ, mở cửa thị trường hàng hóa

 

Mặc dù khi tham gia TPP, Việt nam nhận được nhiều cơ hội mới như cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ, sản xuất hàng hóa, chuyển đổi mô hình kinh tê nước ta sao cho phù hợp với sự phát triển chung của cả thế giới, song bên cạnh đó vẫn có những khó khăn nhất định được “dành riêng” cho nước ta.

  • Đầu tiên, quan trọng nhất chính là cơ cấu nền kinh tế nước ta chưa đủ để chạy theo nhu cầu của thị trường. Tỷ lệ hàng xuất khẩu trong những năm gần đây tăng mạnh nhưng chất lượng, hay hiệu quả mà hàng xuất khẩu đem lại thật sự chưa cao khi những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng cấp thấp, là những sản phẩm phổ biến, chưa được qua gia công như hàng may mặc, giày da…khiến hàng hóa có giá trị thấp, khó cạnh tranh trên thị trường. Hơn nữa quy mô của các mặt hàng xuất khẩu này đà phần đều nhỏ, nên khó tham gia vào hệ thống phân phối chính của thị trường, từ đó dẫn đến việc các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, sản phẩm xuất khẩu không bền vững, không làm chủ được thị trường.

 

Tỷ lệ hàng xuất khẩu trong những năm gần đây tăng mạnh nhưng chất lượng, hay hiệu quả mà hàng xuất khẩu đem lại thật sự chưa cao khi những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng cấp thấp

 

  • Thứ hai, TPP đồng thời tạo cho nước ta sức ép vô cùng lớn về vấn đề mở cửa thị trường, hay sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau. Nếu chủ quan, nhiều công ty, doanh nghiệp trong các ngành nghề hay lĩnh vực khác nhau sẽ gặp nhiều trở ngại. Đặc biệt là đối với ngành chăn nuôi, khi các nước thành viên còn lại của TPP chủ yếu mang hình thức chăn nuôi công nghiệp, mang lại hiệu quả cao, từ khó gây khó khăn cho ngành chăn nuôi ở nước ta. Đồng thời với sự tự do hóa thương mại quá nhanh, quá rộng có thể dẫn tới phá sản hoặc lâm vào tình trạng thất nghiệp nếu doanh nghiệp nhỏ và có sức cạnh tranh yếu.
  • Thứ ba, việc giảm thu ngân sách vì giảm thuế nhập khẩu kể từ khi gia nhập TPP khiến cho lượng hàng nhập khẩu tăng vọt, ảnh hưởng đến thị hiếu của người tiêu dùng, đến thị trường của thị phần, gián tiếp gây khó khăn cho các công ty nội địa.
  • Thứ tư, các nước thành viên thường có xu hướng bảo vệ sản phẩm nội địa của nước mình, vậy nên đối với nông sản nhập khẩu, sẽ có yêu cầu cao hơn và khắt khe hơn, đây là điểm yếu của nền nông nghiệp Việt nam. Để bảo vệ tốt hàng hóa trong nước, Việt nam tất phải áp dụng các phí thuế quan nhằm bảo đảm lợi ích cho nước mình.

Tóm lại, do năng lực tự sản xuất và cung ứng nguyên liệu của Việt nam còn hạn chế, việc tham gia TPP, dù tốt, thì cũng gây ra không ít khó khăn, thách thức đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam.

0909.016.286