Trụ sở chính: P2010, Tầng 20, tòa nhà VP6, bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
Tel: 04.66845153 - 04.66845354
Hotline: 0934 675 566 - 0917 67 3366 - 0976 352 944
CN Hồ Chí Minh: Số 178 đường Hoàng Diệu, Phường 9, Quận 4, TP Hồ Chí Minh
Hotline: 0816.39.6269 / 0816.38.6269
Email: ketoanvn24h@gmail.com
thanhlapdoanhnghiep.luat24h@gmail.com
Thực tế đã chỉ ra rằng, việc ghi ngành nghề khi đăng ký kinh doanh (trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) đang khiến môi trường kinh doanh của nước ta kém thuận lợi; khi phía doanh nghiệp sử dụng đây như một công cụ để đăng ký khống nhiều ngành nghề không có thực trong kinh doanh còn một số cơ quan Nhà nước vin vào đây để gây khó khăn cho doanh nghiệp khi đăng ký lại doanh nghiệp… Thậm chí, nếu theo Nghị định số 43/2010 của Chính phủ về Đăng ký doanh nghiệp, hướng dẫn chi tiết đăng ký ngành nghề kinh doanh tại Điều 7 (đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1, Điều 1 Nghị định số 05/2013/NĐ-CP ngày 9.1.2013), yêu cầu doanh nghiệp phải lựa chọn mã ngành cấp 4 trong Hệ thống ngành kinh tế do Bộ KH và ĐT ban hành để tìm tên gọi cho ngành nghề mình định kinh doanh được áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, chứ không chỉ đối với doanh nghiệp bổ sung ngành nghề mới.
Việc này theo nhận định của LS Phạm Thanh Sơn, Trưởng văn phòng Luật Nam Hà tại Tọa đàm Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) do Báo Đầu tư tổ chức vừa qua, rủi ro là không gọi đúng tên mà doanh nghiệp kinh doanh, sẽ phát sinh trường hợp doanh nghiệp phải đi giải trình với các cơ quan có liên quan như thuế, hải quan. Nếu doanh nghiệp và cơ quan này không thống nhất được nội hàm của ngành nghề thì có thể doanh nghiệp bị coi như là kinh doanh không phép, các hợp đồng ký kết có thể bị vô hiệu. Và đã có trường hợp doanh nghiệp buộc phải từ bỏ ý định kinh doanh vì không thể tìm được tên gọi cho ngành nghề của mình đúng như mong muốn của cơ quan quản lý Nhà nước.
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa việc ghi và mã hóa ngành nghề khi đăng ký kinh doanh hoàn toàn gây bất lợi cho doanh nghiệp. Bởi xét về nguyên tắc, nếu được thực hiện một cách nghiêm túc và thiện chí từ cả hai phía doanh nghiệp và cơ quan nhà nước, quy định này có rất nhiều ưu điểm. Trước nhất là để đối tác có thể nắm được thông tin cụ thể các doanh nghiệp này hoạt động trong lĩnh vực nào để thực hiện đầu tư; và thứ nữa là giúp Nhà nước có thể thống kê về số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trong từng ngành nghề để dễ dàng quản lý… Nếu bỏ quy định này, Gs. TsKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài lo lắng, việc thành lập doanh nghiệp quá dễ dàng sẽ tạo cơ hội để những doanh nghiệp ma, doanh nghiệp kém chất lượng đầu tư vào nước ta, như vậy thì liệu chủ trương thu hút đầu tư có chọn lọc có thành hiện thực.
Theo đề xuất của Bộ KH và ĐT trong Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) sẽ được thảo luận tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XIII đang diễn ra và dự kiến thông qua tại kỳ họp tới, quy định ghi ngành nghề khi đăng ký kinh doanh được định hướng vẫn giữ thay vì bỏ. Nhưng điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ghi nhận: ngành, nghề kinh doanh, nếu kinh doanh ngành nghề, kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật. Hay nói cụ thể là doanh nghiệp sẽ được quyền kinh doanh những gì pháp luật không cấm, chứ không phải chỉ là kinh doanh theo những gì đăng ký.
Về cả chủ quan lẫn khách quan, đề xuất này không mâu thuẫn với quyền hiến định công dân của Nhà nước là mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm; mà vẫn phục vụ tốt mục đích quản lý của Nhà nước về thuế, thống kê… Quan hệ đối tác giữa các doanh nghiệp về bản chất không phụ thuộc vào danh mục ngành nghề mà cơ quan đăng ký kinh doanh ghi nhận cho các doanh nghiệp đó. Hơn nữa, còn đạt được mục đích đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp mà trước hết là ở khâu đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng, đề xuất trên có thể dẫn tới cách hiểu là doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành nghề đã ghi trong khi doanh nghiệp được phép kinh doanh tất cả các ngành nghề không bị cấm – không có điều kiện kinh doanh lẫn ngành nghề đã ghi. Vậy nên chăng, để chặt chẽ, cần có phụ lục đính kèm với nội dung cập nhật các ngành nghề cấm kinh doanh – có điều kiện tại thời điểm doanh nghiệp được cấp đăng ký kinh doanh nhằm cảnh báo hoạt động cho các doanh nghiệp và bên thứ ba khi có ý định đầu tư. Đồng thời, sửa đổi các luật, văn bản dưới luật khác có quy định về thủ tục quản lý nhà nước sau thủ tục thành lập doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp; đơn cử như việc sửa đổi các quy định chỉ xem xét cấp giấy phép con để doanh nghiệp hoạt động trong một lĩnh vực kinh doanh có điều kiện nếu khi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp có ghi ngành nghề này.
Hướng tới sửa đổi Luật Doanh nghiệp năm 2005, quy định về ngành nghề kinh doanh chắc chắn sẽ còn nhiều ý kiến tranh luận. Song nếu được chấp nhận, đề xuất của Bộ KH và ĐT chắc chắn sẽ là bước tiến trong việc thừa nhận tính hợp pháp của mọi hoạt động mà pháp luật không cấm và không hạn chế đối với doanh nghiệp, ít nhiều tạo lợi thế cạnh tranh hơn về mặt hình thức cho các doanh nghiệp được thành lập trong nước và khuyến khích đầu tư trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Ms Giang 0909016286 – kế toán thuế trọn gói 300k – đăng ký kinh doanh 500k – báo cáo tài chính 500k – thành lập doanh nghiệp giá rẻ 990k