Đất nước hội nhập cho doanh nghiệp những cơ hội gì?

Đất nước hội nhập cho doanh nghiệp những cơ hội gì?

Đất nước hội nhập cho doanh nghiệp những cơ hội gì?

Như các bạn đã biết về những khó khăn của các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập đất nước trong bài  “Đất nước hội nhập – doanh nghiệp nhận được cơ hội gì?” , nay các bạn sẽ tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này cũng như đề xuất ra cách giải quyết sao cho phù hợp.

 

Số lượng doanh nghiệp “khủng” trong thời này, so với 20 năm trước nước ta đã tiến bộ hơn rất nhiều

 

Như ta đã biết, với số lượng doanh nghiệp “khủng” trong thời này, so với 20 năm trước nước ta đã tiến bộ hơn rất nhiều (năm 1995 nước ta chỉ có trên 3.000 doanh nghiệp đăng ký, chưa tính các doanh nghiệp “ảo” hay doanh nghiệp bị dừng hoạt động). Tuy nhiều doanh nghiệp được mở ra hơn, thì tỷ suất bình quân doanh nghiệp đầu người ở nước ta vẫn còn rất thấp, hiện tính bình quân thì chỉ có khoảng 40 doanh nghiệp/ 10.000 dân. Có thể nói, tỷ suất bình quân doanh nghiệp đầu người ở nước ta còn thua xa với các cường quốc trong khu vực (từ năm 2005 tỷ suất bình quân doanh nghiệp đầu người ở Trung Quốc đã là 140 doanh nghiệp/ 10.000 dân; chưa kể Nhật Bản, với con số 400 doanh nghiệp/ 10.000 dân từ khoảng 40 năm trước)

Tỷ suất bình quân doanh nghiệp quá thấp dẫn đến việc quy mô của công ty khó mà có thể mở rộng được, thậm chí quy mô doanh nghiệp của nước ta còn bị giảm sút so với 10 năm trước, từ đó dẫn đến năng lực tài chính của các công ty, doanh nghiệp này đều bị giảm sút, tỷ lệ thua lỗ cao và khó tham gia vào chuỗi cung ứng trên thị trường. Chính điều này là bước cản lớn đối với các công ty, doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, khiến các doanh nghiệp khó có thể tiền sâu hơn vào nền kinh tế chung của thế giới.

 

Tỷ suất bình quân doanh nghiệp quá thấp dẫn đến việc quy mô của công ty khó mà có thể mở rộng được

 

Chủ nhiệm Câu lạc bộ các nhà kinh tế (VEC) Đặng Đức Thành cho biết, thông thường, để nền kinh tế có thể cất cánh, các nước cần ít nhất đội ngũ doanh nghiệp tương đương trên 2% dân số. Như vậy có nghĩa là, nếu muốn nền kinh tế nước nhà phát triển, thì nước ta cần phải có hơn 2 triệu doanh nghiệp tham gia kinh doanh, hoạt động trên cả nước, nhưng với số doanh nghiệp ít ỏi trên cả nước, tính ra thì chỉ có khoảng 400.000 doanh nghiệp hoạt động, trong khi theo thống kê năm 2014 thì có hơn 70% công ty, doanh nghiệp hoạt động không có lãi, dẫn đến việc không đủ tiền để đóng thuế.

Qua đây có thể thấy rõ rằng tình hình của các công ty nội địa trong quá trình hội nhập thế giới có phần không khả quan, trong khi các công ty có nguồn vốn đầu tư ở nước ngoài (FDI) càng ngày càng được mở rộng, ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế cũng như thị hiếu của người tiêu dùng ở Việt Nam. Trong năm 2013 và 2014, doanh nghiệp FDI đều đóng góp cho gần 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, trong khi các doanh nghiệp nội địa thì lại vô cùng “khiêm tốn”

 

Các công ty có nguồn vốn đầu tư ở nước ngoài (FDI) càng ngày càng được mở rộng

 

Tóm lại, trong tình hình hiện nay, nước ta cần khuyến khích lập thêm nhiều doanh ngiệp, đồng thời phải có phương pháp đảm bảo cho các doanh nghiệp hoạt động, sản xuất hiệu quả, tránh trường hợp các công ty nội địa bị các công ty FDI “đè bẹp”.

0909.016.286