Trụ sở chính: P2010, Tầng 20, tòa nhà VP6, bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
Tel: 04.66845153 - 04.66845354
Hotline: 0934 675 566 - 0917 67 3366 - 0976 352 944
CN Hồ Chí Minh: Số 178 đường Hoàng Diệu, Phường 9, Quận 4, TP Hồ Chí Minh
Hotline: 0816.39.6269 / 0816.38.6269
Email: ketoanvn24h@gmail.com
thanhlapdoanhnghiep.luat24h@gmail.com
Con dấu có ý nghĩa pháp lý vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp; tuy nhiên việc quản lý, xin cấp và sử dụng con dấu của doanh nghiệp đang có những bất cập, khó khăn và lãng phí. Điều này dẫn đến đề xuất bỏ con dấu của doanh nghiệp trong luật Doanh nghiệp (sửa đổi) tới đây.
Bạn nên tìm hiểu: các thủ tục thành lập doanh nghiệp hiện nay
Tình hình tội phạm kinh tế liên quan đến việc sử dụng con dấu của doanh nghiệp ngày càng gia tăng nhanh chóng với thủ đoạn cực kỳ tinh vi, khó có thể phân biệt được con dấu thật – con dấu giả. Đơn cử, mới đây nhất là vụ án Huyền Như thuê khắc giả 8 con dấu làm công cụ thực hiện hàng loạt phi vụ phạm pháp nhằm chiếm đoạt số tiền gần 4.000 tỷ đồng. Có thể nói, đây là giọt nước tràn ly, làm dấy lên tranh cãi nên hay không bỏ con dấu của doanh nghiệp trong việc sửa đổi luật Doanh nghiệp sắp tới.
Xét dưới góc độ giá trị pháp lý, khoản 2 Điều 36 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định con dấu là tài sản của doanh nghiệp; và con dấu được dùng để thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của các cơ quan, tổ chức và các chức danh nhà nước theo Điều 1 Nghị định 58/2001/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 31/2009/NĐ-CP về Quản lý và sử dụng con dấu. Điều này có nghĩa rằng đối với doanh nghiệp, các giấy tờ giao dịch, hợp đồng chỉ có giá trị pháp lý khi có con dấu của doanh nghiệp được đóng lên trên các văn bản đó. Như vậy, chữ ký của người có thẩm quyền của doanh nghiệp sẽ không có giá trị nếu như không được đóng dấu để xác thực chữ ký đó.
Hay nói cách khác con dấu của doanh nghiệp khi được sử dụng sẽ có ý nghĩa: xác định người đã ký tên, đóng dấu là người có thẩm quyền đại diện cho doanh nghiệp; xác nhận các giấy tờ giao dịch, hồ sơ, tài liệu và ấn phẩm đã được đóng dấu là của doanh nghiệp phát hành, và khi đã đóng dấu, trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đã được ghi nhận tùy theo hình thức và nội dung của các giấy tờ giao dịch, hồ sơ, tài liệu và ấn phẩm đã được đóng dấu.
Theo đó, vô hình trung, trong quan hệ dân sự, thương mại bất kỳ giữa các chủ thể là tổ chức kinh tế, con dấu gần như được đồng nhất hóa cho sự bảo chứng về tư cách pháp lý, tư cách pháp nhân của những chủ thể đó. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến việc mâu thuẫn với các luật liên quan vì Bộ luật Dân sự năm 2005 và Luật Thương mại năm 2005 không có bất kỳ điều khoản nào yêu cầu hợp đồng hay các giấy tờ giao dịch của doanh nghiệp buộc phải đóng dấu mới có hiệu lực thi hành. dịch vụ kế toán thuế trọn gói 300k tuvanluat24h.com.vn
Không những thế, theo đúng tinh thần được quy định tại Điều 36 Luật Doanh nghiệp năm 2005 là doanh nghiệp phải có con dấu riêng. Con dấu của doanh nghiệp phải được lưu giữ và bảo quản tại trụ sở chính của doanh nghiệp. Hình thức và nội dung của con dấu, điều kiện làm con dấu và chế độ sử dụng con dấu thực hiện theo quy định của Chính phủ. Và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm quản lý sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp cần thiết, phải được sự đồng ý của cơ quan cấp dấu, doanh nghiệp có thể có con dấu thứ hai.
Điều này đang gây trở ngại rất lớn đối với doanh nghiệp, nhất là khi đi khắc dấu trong giai đoạn thành lập doanh nghiệp. Dù bận việc vẫn phải xếp đặt, đích thân người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải đến cơ quan công an có thẩm quyền để thực hiện thủ tục khắc dấu. Nếu muốn ủy quyền người khác đi thay thì giấy ủy quyền đó phải có chứng thực đóng dấu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về chứng thực theo quy định của pháp luật. Đặc biệt, khi mua hóa đơn lần đầu, một số Chi cục Thuế yêu cầu doanh nghiệp phải cung cấp hợp đồng, thuê, mượn nhà có đóng dấu công chứng, hoặc dấu của phường về xác nhận chữ ký của các bên thuê, cho thuê thì mới đảm bảo điều kiện mua hóa đơn.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng không thể hoàn tất thủ tục hải quan, thanh toán, giải trình với cơ quan có thẩm quyền về việc xuất, nhập hàng hóa mà hợp đồng ngoại thương đó không được đóng dấu của phía đối tác có quốc tịch nước ngoài do nhiều quốc gia trên thế giới đã từ lâu không có quy định bắt buộc tổ chức, doanh nghiệp phải sử dụng con dấu mà chỉ cần có Luật Bảo chứng chữ ký của người đại diện theo pháp luật tại tổ chức, doanh nghiệp đó. Thêm nữa, pháp luật cũng có quy định xử lý và xử phạt đối với các trường hợp làm mất con dấu, cố tình phá họai con dấu của tổ chức, doanh nghiệp nên muốn được cấp lại con dấu của doanh nghiệp sẽ tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc lẫn công sức.
Nói tóm lại, đã đến lúc Nhà nước cần xem xét và cân nhắc từng bước bỏ thủ tục bắt buộc đối với con dấu của doanh nghiệp. Việc này không những phù hợp với xu thế hội nhập toàn cầu về kinh tế, đảm bảo thuận lợi và cải thiện được môi trường kinh doanh thông thoáng, lành mạnh, không phân biệt đối xử đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư khi muốn vào Việt Nam làm ăn mà còn giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được hàng chục tỷ đồng mỗi năm phải bỏ ra để có được con dấu; đồng thời, góp phần trực tiếp vào việc giảm thiểu các loại tội phạm liên quan đến việc sử dụng con dấu, làm giả con dấu…
Và để thể thực hiện được điều này, trước mắt, Nhà nước cần luật hóa việc sử dụng con dấu của doanh nghiệp theo hướng không bắt buộc, chỉ mang tính lựa chọn; với mục đích thể hiện ý nghĩa là dấu hiệu, biểu trưng thay vì sử dụng nhằm bảo chứng chữ ký, xác định tư cách pháp lý cho một tổ chức, doanh nghiệp. Đồng thời, cần luật hóa việc đăng ký chữ ký của người đại diện theo pháp luật, người có thẩm quyền trong doanh nghiệp nhằm tạo ra cơ sở đảm bảo về tư cách pháp lý của các chủ thể là doanh nghiệp trong các quan hệ giao dịch thương mại và dân sự.
Theo daibieunhandan.vn
Ms Giang 0909016286 – kế toán thuế trọn gói 300k – đăng ký kinh doanh 500k – báo cáo tài chính 500k – thành lập doanh nghiệp trọn gói 990k