Chất lượng trợ giúp pháp lý chưa như mong muốn

Chất lượng trợ giúp pháp lý chưa như mong muốn

Trợ giúp pháp lý (TGPL) là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta và đây là nhu cầu cần thiết trong xã hội hiện nay, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Chiến lược phát triển TGPL, chất lượng TGPL chưa được như mong muốn. Nhiều ý kiến cho rằng, cần có giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng của hoạt động này nhằm giúp người dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình tốt hơn, đồng thời nâng cao kiến thức pháp luật cho người được trợ giúp.

Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thúy Hiền, việc mở rộng đối tượng TGPL là người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người có trình độ học vấn thấp, trẻ em, nạn nhân bị bạo lực, nạn nhân bị mua bán là phù hợp, cần tiếp tục duy trì. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, thị trường dịch vụ pháp lý phát triển rất nhanh, đặc biệt là khi nguyên tắc tranh tụng trước tòa và quyền con người, quyền công dân được quy định rõ trong Hiến pháp Nước cộng hòa XHCN Việt Nam thì số luật sư sẽ tăng vượt bậc. Khi đó, Chiến lược xã hội hóa hoạt động TGPL trong giai đoạn 2020 – 2030 cần phải được thúc đẩy sớm hơn. Trong điều kiện nguồn tài chính còn hạn chế, để thực hiện hiệu quả việc TGPL thì chỉ nên tổ chức trực tiếp thực hiện việc TGPL ở các vùng miền mà tổ chức xã hội chưa đủ mạnh hoặc đối với các loại vấn đề, vụ việc mà địa phương có khó khăn, Nhà nước sẽ đóng vai trò quản lý, điều phối nguồn nhân lực và tài chính.  dịch vụ kế toán thuế trọn gói 300k tuvanluat24h.com.vn
 
Với nhu cầu ngày càng cao về TGPL của người dân đòi hỏi cần phải tăng cường, huy động các nguồn lực xã hội tham gia TGPL. Để thực hiện được điều này, Liên đoàn Luật sư Việt Nam cần sớm có hướng dẫn về nghĩa vụ thực hiện TGPL của luật sư và thực hiện TGPL công ích nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội, vai trò của luật sư tham gia TGPL. Các tổ chức chính trị xã hội cần có chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức trực thuộc ở địa phương tích cực tham gia TGPL nếu có đủ điều kiện theo quy định. Nhà nước chi trả tiền bồi dưỡng thù lao theo vụ việc đối với luật sư thực hiện TGPL của tổ chức đăng ký tham gia TGPL. Bên cạnh đó, cũng cần có chính sách miễn, giảm thuế cho các tổ chức hành nghề luật sư tham gia TGPL, TGPL công ích. Đồng thời, cần có cơ chế khuyến khích, khen thưởng, tôn vinh động viên các luật sư, luật gia tham gia TGPL cũng như các tổ chức, cá nhân có đóng góp tài chính cho hoạt động TGPL, tăng mức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cộng tác viên TGPL.
 
Với sự phát triển nhanh của nền kinh tế, kéo theo sự gia tăng nhiều vụ án, việc tranh chấp pháp lý phức tạp, đòi hỏi TGPL phải được nâng cao chất lượng hoạt động. Trong lĩnh vực tư pháp, cùng với việc tiếp tục ghi nhận quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự, Hiến pháp sửa đổi đã quy định nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm. Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, đây được coi là khâu đột phá của cải cách tư pháp và cũng là cơ sở quan trọng cho sự phát triển của thị trường dịch vụ pháp lý nói chung, hoạt động TGPL cho người nghèo, đối tượng chính sách nói riêng nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của những đối tượng này. Tuy nhiên để thực hiện được mục tiêu này đòi hỏi có sự hỗ trợ từ các chính sách của nhà nước. Đồng thời, các tổ chức trợ giúp pháp lý cũng phải chủ động sử dụng nguồn nhân lực và ngân sách một cách hiệu quả cho công tác TGPL.
 
Để đạt được mục tiêu này, các Trung tâm TGPL tập trung vào nhiệm vụ chính thực hiện việc TGPL, đặc biệt là chú trọng các vụ việc tham gia tố tụng để bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại; tăng cường phối hợp với các cơ quan tố tụng để giới thiệu người được TGPL đến các Trung tâm yêu cầu trợ giúp trong các vụ việc tố tụng; chú trọng đến việc tham gia tố tụng hình sự từ giai đoạn điều tra, tham gia tích cực, đầy đủ các hoạt động trong quá trình tố tụng để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người được TGPL. Đồng thời cần có cơ chế quản lý, điều động hỗ trợ Trợ giúp viên pháp lý, luật sư cộng tác viên, luật sư của tổ chức tham gia TGPL giữa các tỉnh, thành phố thực hiện vụ việc TGPL mà không phụ thuộc vào địa bàn, lãnh thổ hoạt động. 
 
Một yêu cầu quan trọng khác nữa là tăng cường công tác quản lý nhà nước về TGPL. Nhà nước quản lý, điều phối, giám sát, kiểm soát chất lượng hoạt động TGPL của tổ chức, cá nhân. Bên cạnh đó, cần tăng cường truyền thông về TGPL và năng lực cho người thực hiện TGPL thông qua việc xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ thực hiện TGPL. 

 

 

Theo daibieunhandan

 

Ms Giang 0909016286 – kế toán thuế trọn gói 300k – đăng ký kinh doanh 500k – báo cáo tài chính 500k – dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói giá rẻ 990k

0909.016.286