Đã đến lúc mở rộng phạm vi kinh doanh hay chưa?

Đã đến lúc mở rộng phạm vi kinh doanh hay chưa?

Mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh bất động sản cho các tổ chức, cá nhân người nước ngoài và Việt kiều là một trong những nội dung sửa đổi cơ bản trong Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản mới được trình UBTVQH hồi đầu tuần. Song, có rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh quy định này.

Tìm hiểu: thủ tục thành lập doanh nghiệp

Nhằm thu thu hút nguồn lực đầu tư, góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản (BĐS) phát triển lành mạnh có tính cạnh tranh cao, định hướng sửa đổi Luật Kinh doanh bất động sản ghi nhận việc mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh BĐS cho các tổ chức, cá nhân người nước ngoài và Việt kiều. Theo đó, Điều 8 Dự thảo quy định, các tổ chức, cá nhân người nước ngoài và Việt kiều được tham gia hoạt động kinh doanh BĐS theo các hình thức sau: (1) đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua; (2) thuê nhà, công trình xây dựng để cho thuê lại; (3) đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật trên đất thuê để cho thuê lại đất đã có hạ tầng kỹ thuật; (4) thuê quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật để cho thuê lại.

Riêng đối với các tổ chức, cá nhân là người Việt kiều, phạm vi hoạt động kinh doanh BĐS còn được mở rộng trong lĩnh vực: mua nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua; và đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật trên đất được giao, đất nhận chuyển nhượng, đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp để chuyển nhượng, cho thuê đất đã có hạ tầng kỹ thuật.

Đa phần các ý kiến đều tỏ ra tán đồng khi cho rằng, quy định trên đang mở ra kỳ vọng phục hồi lớn cho thị trường BĐS sau nhiều năm đóng băng tại nước ta. Gs. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN và MT nhận định, không chỉ có tác dụng phá băng thị trường BĐS, quy định mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh BĐS cho các tổ chức, cá nhân người nước ngoài và Việt kiều còn có tác động về lâu dài vì đây là cơ chế xuất khẩu tại chỗ. Đồng thời cũng là chính sách tất yếu trong quá trình hội nhập toàn cầu. Cũng vì thế, theo Ts. Phạm Sĩ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, cần tạo môi trường đầu tư thuận lợi để kêu gọi, thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài và kiều hối. Và tốt nhất là nên có lực lượng sẵn sàng tư vấn giúp nhà đầu tư tìm hiểu về thị trường, thủ tục chuyên nghiệp để giảm bớt tâm lý e ngại khi rót vốn.

Đơn cử như đối với dòng kiều hối, hàng năm, lượng tiền gửi về nước lên đến hơn 10 tỷ USD; trong đó, lượng tiền chảy vào BĐS ngày càng tăng, tập trung chủ yếu vào đầu tư BĐS để hoàn thiện. Do trước đây, phải thông qua người thân hoặc bạn bè đứng tên để thực hiện các giao dịch BĐS nên đã xảy ra nhiều tranh chấp, dự kiến sau khi dự thảo quy định được thông qua, việc đầu tư kinh doanh BĐS của Việt Kiều sẽ được thuận lợi hơn nữa, đưa dòng kiều hốëi chảy mạnh và chảy thẳng vào thị trường BĐS.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến tỏ ra băn khoăn về việc mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh BĐS cho người nước ngoài và Việt kiều. Bởi thực tế, không ít đối tượng dưới mác Việt kiều về nước đầu tư khi chưa xong đã bỏ đi, để lại những tài sản, nhiều vấn đề phải xử lý rất vất vả. Do đó, theo Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc, cần có các biện pháp, điều kiện chặt chẽ kiểm soát được các đối tượng là các tổ chức, cá nhân người nước ngoài và Việt kiều kinh doanh BĐS tại nước ta. Nếu chưa kiểm soát được thì chưa nên cho phép mở rộng, nhất là khi chúng ta còn cho phép mua bán BĐS hình thành trong tương lai.

Theo báo cáo của cơ quan soạn thảo, thay vì chỉ được cho thuê, cho thuê mua bất động sản đã có sẵn như quy định hiện hành, các nhà đầu tư bao gồm cả người nước ngoài và Việt kiều sẽ được cho phép cho thuê, cho thuê mua BĐS trong tương lai. Lo ngại hình thức này dễ nảy sinh tranh cấp, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng, cần cân nhắc giữ như luật hiện hành, chứ không nên mở rộng, dễ gây nên hiện tượng kinh doanh ảo. Bởi hiện nay, một số dự án BĐS tương lai tương đối mờ mịt, thậm chí người đã nộp tiền nay còn không biết đòi tiền ở đâu.

Giải trình về vấn đề trên, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, việc mua bán BĐS hình thành trong tương lại sẽ được kèm theo quy định bắt buộc về bảo hiểm và đã đầu tư qua kênh này sẽ phải bắt buộc thực hiện qua một tổ chức bảo lãnh.

Quy định mở rộng hoạt động kinh doanh BĐS cho các tổ chức, cá nhân người nước ngoài và Việt kiều ở nước ta là một chính sách cởi mở, hướng tới mục tiêu thu hút nguồn lực tài chính có lợi cho thị trường, tuy nhiên việc bổ sung và sửa đổi các quy định trong Luật Kinh doanh BĐS cần có lộ trình và cân nhắc kỹ lưỡng…

 

Theo daibieunhandan

 

Ms Giang 0909016286 – kế toán thuế trọn gói 300k – đăng ký kinh doanh 500k – báo cáo tài chính 500k – dịch vụ thành lập doanh nghiệp 990k

0909.016.286