Trụ sở chính: P2010, Tầng 20, tòa nhà VP6, bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
Tel: 04.66845153 - 04.66845354
Hotline: 0934 675 566 - 0917 67 3366 - 0976 352 944
CN Hồ Chí Minh: Số 178 đường Hoàng Diệu, Phường 9, Quận 4, TP Hồ Chí Minh
Hotline: 0816.39.6269 / 0816.38.6269
Email: ketoanvn24h@gmail.com
thanhlapdoanhnghiep.luat24h@gmail.com
Thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp là một quyết định khó khăn của các bạn muốn thử sức trong kinh doanh thị trường. Để giúp các bạn trước khi thành lập công ty, xin gửi tới các bạn những lời khuyên, những điều cần biết và tìm hiểu để tham khảo cho dự án thành lập công ty của mình.
Sau đây là những gì bạn cần phải xem xét, chuẩn bị chu đáo trước khi có ý định, dù chỉ rất mơ hồ, về việc thành lập một doanh nghiệp mới.
1. Ý tưởng tốt.
Ý tưởng chỉ được gọi là tốt khi nó được nhiều người công nhận và ủng hộ. Chẳng hạn bạn có ý tưởng mở một dịch vụ cho thuê xe hơi. Bạn cho rằng đó là một ý tưởng tuyệt vời. Bạn dẫn chứng là ngày nay lượng người muốn thuê xe hơi nhiều hơn số người có ý định sở hữu một chiếc xe hơi. Tuy nhiên, những người được bạn hỏi ý kiến đều nói với bạn rằng ý tưởng ấy thật tồi. Cho dù những lý lẽ họ đưa ra không mấy thuyết phục và bạn rất tự tin vào bản thân, nhưng bạn cũng không thể không xem xét lại ý định của mình.
>>>> Tìm hiểu: các thủ tục thành lập doanh nghiệp
2. Một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo.
Đó là bản đồ phác thảo ra những con đường hợp lý nhất dẫn dắt bạn đến thành công. Một kế hoạch kinh doanh tốt không thể không xem xét tường tận những khía cạnh từ đơn giản đến phức tạp nhất của một doanh nghiệp. Dự toán ngân sách, nguồn tiền đầu tư, vốn hoạt động, lợi nhuận trên doanh số, kiểm kê, chi phí quảng cáo, tiền thuê mặt bằng, tiện ích, thuế.., chỉ là một vài chi tiết trong kế hoạch kinh doanh của bạn.
Vậy làm thế nào để lập được một kế hoạch kinh doanh tốt? Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sách báo sẽ cung cấp cho bạn kiến thức về vấn đề này, hoặc bạn có thể liên hệ với các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp hay phòng thương mại địa phương, nơi doanh nghiệp mới sẽ tọa lạc.
3. Tồn tại một thị trường thật sự cho sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Các công ty lớn chẳng bao giờ liều lĩnh tung ra sản phẩm trong khi còn mơ hồ việc liệu khách hàng của họ có cần đến nó hay không. Trước tiên họ sẽ tiến hành nghiên cứu thị trường thông qua việc khảo sát những người có vẻ có nhu cầu nhất về sản phẩm đó, rồi phân tích thái độ cũng như mức độ hài lòng của những khách hàng này đối với sản phẩm/dịch vụ đó.
4. Ngân sách dự tính trong 6 tháng hoạt động
Nguồn ngân sách cho doanh nghiệp tương lai có thể là tiền của bạn hoặc tiền vay của ai đó. Sẽ thuận lợi hơn rất nhiều nếu bạn dùng tiền của mình, bởi vì bạn không phải đau đầu nghĩ cách xoay xở để hoàn trả. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều không có đủ tiền để thành lập doanh nghiệp. Vậy thì có thể tìm sự hỗ trợ ở đâu? Trước hết, bạn hãy thử liên hệ với một tổ chức nào đó, ví dụ văn phòng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ ở địa phương. Họ luôn có rất nhiều kế hoạch kinh doanh từ các công ty khác ở khắp nơi gửi đến để … vay tiền như bạn, từ vài trăm cho tới vài triệu USD. Họ sẵn lòng cho bạn biết về những khoản tài trợ nào đang nhàn rỗi, cũng như hướng dẫn bạn cách thức hoàn thiện hồ sơ có thể đáp ứng được những điều kiện vay vốn.
5. Địa điểm kinh doanh.rất quan trọng
Sự ra đời của thương mại điện tử, dịch vụ bán hàng qua điện thoại cũng như nhiều tiện ích khác giúp cho quá trình giao dịch diễn ra dễ dàng, thuận lợi hơn. Do đó, địa điểm kinh doanh ngày nay không còn là yếu tố quyết định đến sự thành bại của các doanh nghiệp, ngay cả đối với các doanh nghiệp nhỏ. Ngày nay, chỉ với chiếc thẻ tín dụng và mạng Internet, chúng ta gần như có thể mua hàng ở bất cứ nơi đâu.
6. Dịch vụ điện tử.cần chuyên nghiệp và hiện đại
Máy vi tính, website, dịch vụ thư điện tử… Bạn đã chuẩn bị những thứ này chưa? Có lẽ ngày nay các tiện ích này không thể thiếu trong các công ty, cho dù công ty của bạn chỉ có một giám đốc với vài nhân viên làm việc bán thời gian.
7. Xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng ngay từ thời kỳ đầu.
Thành công của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào khách hàng, nhất là những khách hàng trung thành. Thông qua các hoạt động nghiên cứu thị trường, bạn đã chắc chắn rằng có một số lượng khách hàng nhất định sẽ cần đến sản phẩm/dịch vụ mà công ty tương lai của bạn cung cấp. Vậy cụ thể họ là ai? Hãy lên danh sách những khách hàng tiềm năng đầu tiên trước khi bạn chuẩn bị thành lập công ty.
8. Chuẩn bị chu đáo cho việc khai trương.
Bạn có thường xuyên phải đi công tác bằng máy bay? Một trong những điều làm hành khách an tâm là trước khi cất cánh, phi công chính và các đồng sự của anh ta luôn kiểm tra lại tất cả mọi công việc theo một trình tự thống nhất. Đó là những việc họ thực hiện hàng ngày, đã lặp lại hàng ngàn lần như thế, song họ vẫn phải tiến hành việc kiểm tra này trước mỗi chuyến bay. Tương tự như vậy, trước khi doanh nghiệp của bạn “cất cánh”, thiết nghĩ cũng cần một bản danh sách những việc cần kiểm tra để đảm bảo rằng mọi thứ đã sẵn sàng.
9. Những điều không mong đợi.
Chúng ta luôn hi vọng những điều tốt đẹp nhất, song cũng cần phải phòng ngừa những việc tệ hại có thể xảy ra như vấn nạn ngập đường vào mùa mưa, sự cố hỏa hoạn, thiên tai, trộm cướp… Hãy trù bị tất cả để khi những điều bất trắc xảy ra, chúng ta đã có phương cách đối phó chủ động nhất, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do nó gây ra.
Và đây là lời khuyên cuối cùng khi thành lập doanh nghiệp của bạn bắt đầu đi vào hoạt động: làm hài lòng khách hàng hơn những gì họ mong đợi.