Những vấn đề cần lưu ý khi thành lập doanh nghiệp

Những vấn đề cần lưu ý khi thành lập doanh nghiệp

Những vấn đề cần lưu ý khi thành lập doanh nghiệp

 

Trong nền kinh tế thị vấn đề thành lập doanh nghiệp đang được quan tâm hàng đầu. Sau đây là môt số vấn đề lưu ý khi thành lập doanh nghiệp:  

 

1. Về chức danh;

 

     Chức danh của đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, có thể là chức danh Giám đốc ( Tổng giám đốc) hoặc Chủ tịch công ty ( công ty TNHH một thành viên); Chủ tịch Hội đồng thành viên ( đối với công ty TNHH có hai thành viên trở lên); Chủ tịch Hội đồng quản trị ( đối với công ty cổ phần).

 

– Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

 

Cổ đông là cá nhân sở hữu ít nhất 5% số cổ phần phổ thông (đối với công ty cổ phần)

Thành viên là cá nhân sở hữu ít nhất 10% vốn điều lệ (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn )

 

Cơ sở pháp lý:  Điều 13 Nghị định 139/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp

 

thanh lap doanh nghiep

 

Tham khảo: thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp

2. Về Tên doanh nghiệp;

 

     Tên của doanh nghiệp phải bảo đảm theo quy định tại Điều 31, 32, 33, 34 – Luật Doanh nghiệp năm 2005 cụ thể như sau:

 

Điều 31. Tên doanh nghiệp

 

A. Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố sau đây:

 

Loại hình doanh nghiệp;

Tên riêng.

 

B. Tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tê giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

 

C. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 32, 33 và 34 của Luật này, cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận Tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp. Quyết định của cơ quan đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng.

 

 

Điều 32. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp

 

A. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đó đăng ký.

 

B. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, Tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

 

C. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

 

Điều 33. Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp

 

A. Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

 

B. Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhá hơn tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp tại cơ sở của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tê giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

 

C. Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.

 

3. Về địa chỉ doanh nghiệp;

 

      Căn cứ Điều 35 Luật Doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngừ phố) hoặc Tên xóm, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

 

      Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh.

 

thanh lap doanh nghiep

 

4. Về vốn điều lệ – vốn pháp định;

 

      Vốn điều lệ: là tổng số vốn đăng ký của tất cả các thành viên cùng đóng góp. Vốn có thể là hiện kim (tiền Việt Nam, vàng hoặc ngoại tệ đó được qui đổi sang tiền Việt Nam), tài sản khác. Nếu có tài sản khác thì phải kèm theo bảng kê khai từng loại tài sản khác, giá trị còn lại.

 

      Vốn pháp định:  nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành phải đảm bảo vốn theo qui định thì phải ghi rõ vốn pháp định của ngành nghề đó và phải có xác nhận của ngân hàng thương mại về việc doanh nghiệp đó có đủ số vốn trên.
 

5. Lựa chọn hình thức kinh doanh

     

      Đối với nhiều người đang có ý định thành lập một Công ty thì việc lựa chọn loại hình Công ty là TNHH 1 thành viên hay 2 thành viên trở lên, hoặc Công ty cổ phần… vẫn luôn là một câu hỏi lớn. 

 

6. Nghĩa vụ của doanh nghiệp 

 

– Hoạt động theo đúng ngành nghề đã đăng ký và điều kiện giấy phép kinh doanh (nếu có)

 

– Lập sổ sách kế toán, sổ đăng ký góp vốn của các thành viên;

 

– Chấp hành tốt chế độ báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh cho Phòng Đăng ký kinh doanh; cơ quan thuế và cơ quan thống kê. Doanh nghiệp báo cáo định kỳ hàng tháng vào ngày 15 của tháng; hàng quý vào ngày 15 của tháng đầu tiên quý tiếp theo; hàng năm vào ngày 15 của tháng đầu tiên năm tiếp theo. Hàng năm, doanh nghiệp phải báo cáo tài chính (gồm bảng cân đối kế toán và bảng quyết toán tài chính), trong thời hạn 30 ngày (đối với DNTN và Công ty hợp danh) và 90 ngày (đối với Công ty TNHH và Công ty CP) kể từ ngày kết thúc năm tài chính doanh nghiệp phải.

 

– Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

 

Công ty TNHH Tư vấn và Dịch vụ 24h

 

Chuyên lập báo cáo tài chínhKế toán thuế trọn gói, Quyết toán thuế, dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn góiThay đổi đăng ký kinh doanh, Giải thể,  Mua bán, Sáp nhập công ty Chính xác, Nhanh chóng, Minh bạch.

( Vui lòng nhấc máy gọi cho chúng tôi để tư vấn dịch vụ miễn phí)

Liên hệ Hotline: 0917673366 / 0909 016 286 / 0989 195 703 / 04.66845153

0909.016.286