Đất nước hội nhập

Đất nước hội nhập

Đất nước hội nhập – doanh nghiệp nhận được cơ hội gì?

Trong thời đại mới, Việt Nam đã ký kết các hiệp định với thế giới, đồng thời gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới, mang lại nhiều cơ hội, song hành cũng những khó khăn mới cho các công ty, doanh nghiệp. Liệu quá trình hội nhập của đất nước có đem lại lợi ích cho doanh nghiệp không hay “vô tình” đẩy doanh nghiệp vào thế khó khăn?

Theo các chuyên gia nghiên cứu và phân tích, cho đến thời điểm hiện tại, số lượng các công ty, doanh nghiệp của nước ta đã lên hơn 800.000 doanh nghiệp, tuy nhiên chỉ có một nửa trong số đó là còn thực sự hoạt động, còn lại thì chỉ là những doanh nghiệp “ảo”, hoặc những doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, thậm chí trên bờ vực phá sản. Trong khi đó, để quá trình hội nhập thực sự hiệu quả, chứng minh rằng nước ta đã đi đúng hướng thì phải cần tới 2 triệu doanh nghiệp trên cả nước.

 

Liệu quá trình hội nhập của đất nước có đem lại lợi ích cho doanh nghiệp không hay “vô tình” đẩy doanh nghiệp vào thế khó khăn?

 

Theo số liệu ghi nhận được ở Tổng cục thống kê, thì năm 2014 nước ta có 830.000 doanh nghiệp được thành lập, tuy nhiên hơn 300.000 doanh nghiệp đăng kí là doanh nghiệp “ảo” hoặc doanh nghiệp “chết”. Và trong khoảng thời gian từ đầu tháng 1 năm 2015 cho đến hiện tại, hơn 61.000 doanh nghiệp đã được thành lập, giúp số thuế môn bài tăng vượt trội (trên 375.000 tỷ đồng). Hơn nữa, trong khoảng đầu năm 2015, đã có khoảng 11.300 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, là bước tiến lớn đối với nền kinh tế ở Việt Nam.

Tuy nhiên, nói qua cũng phải nói lại, số lượng doanh nghiệp, công ty mới được thành lập thì nhiều, mà số lượng công ty, doanh nghiệp giải thể, bị bắt buộc phải đóng cửa, tước giấy phép kinh doanh cũng không ít, với con số hơn 6000 doanh nghiệp giải thể, cùng với hơn 39.000 doanh nghiệp bị bắt ngừng hoạt động vì nhiều lý do khác nhau, làm cho các nhà kinh tế Việt Nam không khỏi suy nghĩ, liệu “lượng có bù được chất?”

 

 

Nhưng phải nhìn nhận một điều, với số lượng doanh nghiệp nhiều như hiện nay, có thể phần nào ổn định công ăn việc làm của công nhân, khi mà lượng làm việc được tạo ra song hành cùng với các doanh nghiệp là nhiều vô kể. Cùng với số vốn (thuế môn bài) mà các công ty, doanh nghiệp nộp cho nhà nước, thì có thể nói nhờ có ngân sách đó mà nhiều vấn đề trong cuộc sống được giải quyết dễ dàng hơn. Nhưng tỷ suất doanh nghiệp ở nước ta lại rất bé, thua thiệt nhiều so với các nước trong cùng khu vực. Đa số các doanh nghiệp trên nước ta hoạt động ở quy mô nhỏ và rất nhỏ (trung bình 50 nhân công), khiến các doanh ngiệp mất đi nhiều cơ hội tăng thêm lợi nhuận, vì quy mô công ty có ảnh hưởng rất lớn đến việc chi phối phân khúc thị trường.

Vì thế, mặc dù nước ta đang từng bước hội nhập, nhưng nền kinh tế nói chung vẫn còn nhiều khó khăn, phải cần tới sự giúp đỡ của nhà nước, thì mới có thể hy vọng nền kinh tế nước nhà có thể sớm phát triển, sánh vai với các nước phát triển khác trong khu vực.

0909.016.286