Thống nhất thủ tục đăng ký kinh doanh

Thống nhất thủ tục đăng ký kinh doanh

Cần thống nhất thủ tục đăng ký kinh doanh trong luật Doanh nghiệp để giải quyết tình trạng nhiều cơ quan khác nhau đang có cùng thẩm quyền khai sinh tư cách pháp lý của doanh nghiệp.

Tìm hiểu: các thủ tục thành lập doanh nghiệp có gì thay đổi?

Một giấy chứng nhận, nhiều cơ quan cấp

Rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện nay, có thể dễ dàng nhận thấy, thủ tục thành lập doanh nghiệp không chỉ được ghi nhận trong Luật Doanh nghiệp năm 2005 mà còn trong Luật Đầu tư năm 2005, Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi và bổ sung năm 2010), Luật Chứng khoán năm 2006 (sửa đổi và bổ sung năm 2010) và Nghị định số 43/2010/NĐ-CP về Đăng ký doanh nghiệp… Chính các quy định này đã và đang gây ra không ít các phiền toái. dịch vụ kế toán thuế trọn gói 300k tuvanluat24h.com.vn

Thứ nhất, dẫn đến tình trạng chồng chéo trong thẩm quyền khai sinh tư cách pháp lý của doanh nghiệp; khi bên cạnh cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (ĐKKD) thì cơ quan quản lý đầu tư và cơ quan quản lý chuyên ngành cũng được trao thẩm quyền tương đương thông qua việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư và Giấy phép thành lập theo luật chuyên ngành (đồng thời là Giấy Chứng nhận ĐKKD). Hay nói cách khác, các cơ quan quản lý đầu tư và cơ quan quản lý chuyên ngành này đang có xu hướng lấn sân sang thẩm quyền của cơ quan ĐKKD trong việc công nhận tư cách pháp lý của chủ thể kinh doanh. Đây cũng là một phần nguyên nhân kéo theo sự vô hiệu hoá Luật Doanh nghiệp về quy định liên quan đến thẩm quyền và thủ tục ĐKKD đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực đặc thù.

Thứ hai, sẽ làm phức tạp hóa cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp đồng thời kinh doanh trong một số lĩnh vực, ngành nghề được nhiều cơ quan khác nhau cấp giấy chứng nhận ĐKKD, giấy chứng nhận đầu tư hay giấy phép thành lập. Đơn cử như một doanh nghiệp vừa kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa thông thường, vừa kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán và vừa kinh doanh dịch vụ pháp lý… sẽ phải đồng thời đến cơ quan ĐKKD để xin Giấy Chứng nhận ĐKKD đối với lĩnh vực kinh doanh hàng hóa thông thường, vừa phải đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước để xin Giấy phép thành lập đối với lĩnh vực kinh doanh chứng khoán và vừa phải đến Sở Tư pháp cấp tỉnh để xin Giấy phép thành lập đối với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ pháp lý. Và vì các Giấy phép trên đều đồng thời có giá trị pháp lý là Giấy Chứng nhận ĐKKD nên họ sẽ phải thành lập ba doanh nghiệp để kinh doanh ba lĩnh vực ngành nghề nói trên, chứ không kinh doanh đa ngành như trong các lĩnh vực khác. Quá trình thực hiện thủ tục ĐKKD diễn ra như vậy sẽ khiến doanh nghiệp tốn kém nhiều thời gian, chi phí hơn nữa cho việc gia nhập thị trường so với việc chỉ được thực hiện bởi một cơ quan thống nhất.

Thứ ba, còn có thể dẫn đến sự trùng tên đối với các doanh nghiệp được cấp phép bởi các cơ quan khác nhau, gây nên sự nhầm lẫn không đáng có giữa các doanh nghiệp trong không gian kinh doanh. Trong khi hệ thống mạng đăng ký doanh nghiệp quốc gia chỉ cập nhật thông tin của tất cả các doanh nghiệp đăng ký tại cơ quan ĐKKD mà không cập nhật thông tin liên quan đến các doanh nghiệp được cấp phép bởi các cơ quan quản lý đầu tư hay cơ quan quản lý chuyên ngành. Điều này hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến uy tín kinh doanh, doanh thu hay hình ảnh của doanh nhghiệp trong mắt người tiêu dùng và các đối tác…

 

Chỉ trao thẩm quyền cho một cơ quan

Để giải quyết cơ bản các hạn chế kể trên, việc cần phải làm hiện nay là thống nhất về thủ tục đăng ký doanh nghiệp đối với tất cả các doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Cụ thể, khi người kinh doanh muốn thành lập doanh nghiệp trong bất kỳ lĩnh vực nào, họ sẽ đến cơ quan ĐKKD để xin cấp Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau khi đã có tư cách pháp lý, nếu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thông thường, họ sẽ được quyền hoạt động ngay; nếu hoạt động trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, họ phải thỏa mãn các quy định của các cơ quan quản lý chuyên ngành. Vì thế, các cơ quan quản lý chuyên ngành không bị mất đi quyền quản lý doanh nghiệp trong lĩnh vực của mình mà hơn nữa còn được bảo đảm thực hiện đúng chức năng và không đụng chạm đến quyền khai sinh tư cách pháp lý đối với doanh nghiệp của cơ quan ĐKKD.

Thêm nữa, quy định như vậy cũng tránh những rắc rối không cần thiết cho các nhà đầu tư nước ngoài. Bởi một khi họ được cấp Giấy Chứng nhận đầu tư cũng đồng thời là cấp Giấy Chứng nhận ĐKKD và trường hợp có những thay đổi trong quá trình hoạt động, việc nhà đầu tư nước ngoài đến UBND cấp tỉnh hay Ban Quản lý các khu kinh tế đặc biệt để thay đổi nội dung giấy chứng nhận đầu tư sẽ phức tạp hơn đến cơ quan ĐKKD.

Tuy nhiên, mặt trái giải pháp này có thể dẫn đến việc các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực đặc thù sẽ phải làm 2 thủ tục: thủ tục ĐKKD và thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh. Vì thế, ở thủ tục ĐKKD, cần hết sức đơn giản và quy định chung như các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thông thường. Cơ quan quản lý chuyên ngành sẽ quản lý chặt hơn ở thủ tục cấp giấy phép kinh doanh để bảo đảm doanh nghiệp có tư cách pháp lý như các doanh nghiệp thông thường, đồng thời vẫn đáp ứng đủ điều kiện khi kinh doanh trong các lĩnh vực cần quản lý chặt để tránh rủi ro cho các chủ thể có liên quan.

Giấy Chứng nhận ĐKKD hay Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,  Giấy Chứng nhận đầu tư và Giấy phép thành lập theo luật chuyên ngành nhìn chung đều có giá trị pháp lý tương đương như giấy khai sinh của một doanh nghiệp. Nên để bảo đảm sự nhất quán trong thẩm quyền ngay khi khai sinh tư cách pháp lý của doanh nghiệp, cần sửa đổi và hoàn thiện Luật Doanh nghiệp năm 2005 theo hướng thống nhất về mặt thủ tục đăng ký kinh doanh đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói 300k tuvanluat24h.com.vn, báo cáo tài chính tuvanluat24h.com

Theo Đại biểu nhân dân

 

Ms Giang 0909016286 – kế toán thuế trọn gói 300k – đăng ký kinh doanh 500k – báo cáo tài chính 500k – thành lập doanh nghiệp mới trọn gói 990k

0909.016.286